Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Phóng những ngón tay trong chiến đấu của Vịnh Xuân



Tiêu Chỉ/Biu Gee (Phóng/đẩy/như tên bắn mũi tay/ngón tay) đôi khi cũng được gọi là  Biu Tse, Biu Jee  hoặc thậm chí  Bil Gee  là hình thức(tầng) bàn tay thứ ba và cuối cùng của hệ thống Wing Chun Kung Fu và nói chung là chỉ dạy cho đệ tử Vịnh Xuân tin cậy. Biu Gee có chứa các kỹ thuật tiên tiến và thoát khẩn cấp.
Biu Gee dạy làm thế nào để hoàn thiện việc sử dụng năng lượng ngắn để cho phép học viên xuất chiêu và lực thông qua khoảng cách rất ngắn. Nó cũng được xây dựng dựa trên năng lượng hai chiều đã phát triển trong Chum Kiu.
Biu foot work Gee được gọi là vòng tròn bước hoặc Khuyên Mã/Huen Ma và là điều cần thiết cho hệ thống Vịnh Xuân. Một lần nữa điều này được xây dựng trên phong cách Chum kiu đẩy bước hoặc Xước Mã. Huen Ma cho phép thay đổi nhanh chóng, nhưng an toàn hướng tạo điều kiện cho các học viên để tránh một cuộc tấn công và nhập nội nhanh chóng.
Biu Gee cũng giới thiệu học viên đến một kỹ thuật được gọi là 

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Tư liệu về Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền - Võ Bị Chí

Trong giới Karaté đảo Okinawa, từ khoảng thế kỷ thứ 19, có lưu truyền một quyển sách võ thuật Trung Hoa, có tên là Bubishi (武備志, Võ bị chí).
Nguyên văn của tác phẩm chỉ định là tư liệu của môn Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền永春白鶴拳, một phái rất thịnh hành miền Nam Trung Quốc.

Tuy trùng tên, quyển sách này khác hẳn với hai quyển Võ bị chí 武備志 (soạn bởi Mao Nguyên Nghĩa 茅元儀), và Võ bị tân thư 武備新書.
Cuốn Bubishi đã ảnh hưởng rất nhiều hai chi phái Karaté Okinawa và Nhật Bản. Gichin Funakoshi (1868-1957), ông tổ của môn Karaté Nhật Bản, có trích vài đoạn đăng trong tác phẩm của ông ta.

Chúng tôi xin dịch bài ca chủ yếu của Bubishi, dựa vào truyền thống võ thuật Trung Hoa, và nhất là tài liệu của môn Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền. Trước đây những bản dịch được thực hiện trong bối cảnh Karaté và văn hóa Okinawa hay Nhật Bản.

Chúng tôi có tham khảo những tài liệu sau đây :
- 渾元劍經, Hồn nguyên kiếm kinh, Tất Khôn, soạn vào thế kỷ thứ 14.
- 紀效新書, Ký hiệu tân thư, Thích Kế Quang, xuất bản lần đầu tiên năm 1562.
- 永春白鶴拳, Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền, Hồng Chánh Phước, Lâm Ẩm Sinh và Tô Doanh Hán, Nhân dân thể dục xuất bản xã, Trung Quốc, 1990.
- 白鶴拳家正法, Bạch Hạc quyền gia chánh pháp, Lâm Đổng (sống dưới thời Càn Long : 1736-1796), Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 白鶴仙師祖傳真法, Bạch Hạc tiên sư tổ truyền chân pháp, tác giả vô danh (thời nhà Thanh), Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 桃源拳術, Đào nguyên quyền thuật, Tiêu Bá Thực, Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 方七娘拳祖, Phương Thất Nương quyền tổ, tác giả vô danh, Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 永春鄭禮叔教傳拳法, Vĩnh Xuân Trịnh Lể thúc giáo truyền quyền pháp, Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 自述切要條文, Tự thuật thiết yếu kiệt văn, Trịnh Tiều (sống dưới thời Càn Long : 1736-1796), Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 中國古文大辭典, Dictionnaire classique de la langue chinoise, Trung Quốc cổ văn đại từ điển, F. S. Couvreur, Kuangchi Press, 1966.
- 漢法綜合辭典, Dictionnaire français de la langue chinoise (Hán Pháp tống hợp từ điển), Institut Ricci, Taibei-Paris, 1986.
- 漢語大字典, Hanyu da zidian (Hán ngữ đại tự điển), Hubei-Sichuan, 1993.
- 漢越字典, Hán Việt tự điển, Thiều Chửu, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

Xin trình bày sau đây bản dịch mới :

拳法 之 大 要 八 句
Quyền pháp chi đại yếu bát cú
« Thiết yếu của quyền pháp (tóm gọn trong) tám câu »

人 心 同 天 地
Nhân tâm đồng thiên địa
« Tâm của nguời hòa hợp với trời đất »
Chú thích :
Tâm theo nghĩa xưa là tư tưởng, trí tuệ.

Thiên điạ là trời và đất, là thế giới chung quanh ta.
Như vậy, ta có thể hiểu câu này là : « Tư tưởng ta tập trung theo dỏi thế giới chung quanh ta ».
Vậy câu thứ nhứt luận về thâm tâm của người luyện quyền hay võ sĩ lúc chiến đấu.

血 脈 似 日 月
Huyết mạch tự nhật nguyệt
« Máu lưu thông như mặt trời (với) mặt trăng »
Chú thích :
Thân thể thả lỏng, những cơ khớp đều dính liền với nhau.
Trong khi năm chữ đầu nhấn mạnh tới sự tập trung của tinh thần, thì năm chữ sau dạy là thân thể phải sẳn sàng chiến đấu.
法剛 柔 吞 吐
Pháp cương nhu thôn thổ
« Phương pháp (là sử dụng) cương nhu (và) thôn thổ »
Chú thích :
Cương nhu vừa là nguyên lý phát lực sử kình vừa là nguyên tắc chiến đấu.
Đây là một khái niệm cổ truyền trong quyền thuật miền Bắc (Thiếu Lâm quyền
 少林拳, Thái Cực quyền 太極拳, Trường Gia quyền 萇家拳, Tâm Ý Lục Hợp quyền 心意六合拳, Đường Lang quyền 螳螂拳, vân vân), và miền Nam (Vịnh Xuân quyền 詠春拳, Hồng Gia 洪家, Bạch Mi 白眉, vân vân).

Lúc dùng kình lực, thì thân thể buông lỏng, và kình chỉ phát lúc cần thiết. Môn Trần Gia Thái Cực với đòn thế lúc nhu lúc cương minh họa khái niệm này.
Khi chiến đấu, lý Cương Nhu được hiểu theo hai cách. Lúc thì dùng cái mạnh của ta để thắng cái yều của địch thủ, đó là « Dỉ cương thắng nhu » hay « Dỉ cường thắng nhược ». Lúc thì dùng cái mềm nhẻo của ta để chế ngự cái mạnh cứng của đối phương, bằng cách mượn sức của địch nhân, người xưa có câu « Dỉ nhu chế cương ».

Nhưng động cơ của Cương nhu là Thôn thổ. Trước tiên, ta có thể dịch thôn và thổ là thở ra và hít vào. Nhưng hơi thở dính liền với chuyển động của thân thể. Thí dụ, thôn là co người lại để đở một thế công của địch nhân, và thổ là vương người tới, như con cọp phóng tới, để phản công. Muốn như vậy, cột sống được sử dụng như cái lò xo. Thôn là ép lò xo, thổ là lò xo bún ra… Hai động tác thôn thổ vừa tương phản vừa tương trợ.
Thôn thổ củng là một khái niệm có tại hai miền Nam và Bắc. Nguyên từ ngữ này là « thôn thổ phù trầm » (吞吐浮沉).
Nhưng ta không nên kết luận là thôn chỉ là nhu, và thổ chỉ là cương. Kình lực học của võ thuật Trung Hoa phức tạp hơn như ta có thể lầm tưởng.
Như vậy câu thứ ba này đưa ta vào lảnh vực chiến lược học…
身 隨 時 應 變 
Thân tùy thời ứng biến
« Thân thể tùy theo thời cơ mà đối đáp »
Chú thích :

Ta có tìm thấy từ ngữ này trong tác phẩm của hiệp sĩ Tất Khôn (
畢坤) (thế kỷ thứ 14). Và hai thế kỷ sau, đại tướng Thích Kế Quang (戚繼光) (1528-1588) có khuyên là « Tiến nhanh (và) tùy cơ ứng biến » (一霎步隨機應變
, Nhất siếp bộ tùy cơ ứng biến).
Vì một võ sĩ giỏi chiến đấu không áp dụng một cách triệt để những đòn thế đã luyện qua. Tuy rành chiến lược, tuy đã luyện thuần thục chiến thuật, anh ta củng phải tùy theo thời cơ mà chiến đấu.
手 逢 空 則 入
Thủ phùng không tắc nhập
« Tay gặp khoảng không là tiến vào »
Chú thích :
Không môn (空門) là một danh từ thường dùng trong môn Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền.
Nói một cách khác, Không môn là cữa đã mở (danh từ khác là Khai môn,
 開門
). Đây là một nguyên lý cơ bản và quan trọng của võ thuật Trung Hoa. Muốn đánh địch như muốn vào nhà. Và muốn vào nhà thì ta phải mở cửa.
馬 進 退 離 逢
Mã tiến thối ly phùng
« Di chuyển có tiến và lùi (và) lúc rời xa lúc tiến gần »
Chú thích :
Ở đây chúng tôi nghỉ là quyển Bubishi viết sai chữ Mã. Vì chữ Mã (, cái cân) không có nghĩa trong câu trên. Ngược lại nếu ta đổi thành chữ Mã (, con ngựa, và trong giới võ thuật miền Nam, có nghĩa là di chuyển), ý nghĩa đoạn văn rỏ ràng ngay.
Năm chữ trên có vẻ tầm thường như hai chữ thôn thổ trước đó. Thật sự, câu thứ sáu này tóm gọn một khái niệm chủ yếu của chiến lược võ thuật Trung Hoa : chế ngự không gian và thời gian trong chiến đấu pháp.
目 要 觀 四 面
Mục yếu quan tứ diện
« Mắt phải nhìn bốn mặt »
Chú thích : Bốn mặt là bốn hướng.
耳 能 聽 八 方
Nhỉ năng thính bát phương
« Tai phải nghe tám hướng »
Chú thích : Bát phương chỉ bốn hướng chánh và bốn gốc.
Như vậy hai câu đầu và hai câu chót của bài ca, luận về sự chú ý, sự cảnh giác, sự tập trung tinh thần, sự nới giản của thân thể trước và trong khi giao chiến. Và bốn câu giữa luận tới hai phần sữ kình và chiến lược.
Để độc giả có thể kiểm soát bản dịch của chúng tôi nằm trong khuôn khổ văn hóa của Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền, chúng tôi ghi lại sau đây vài đoạn trích từ quyển « Bạch Hạc quyền gia chánh pháp » (白鶴拳家正法), có từ thế kỷ thứ 18 :
眼 觀 四 面
Nhản quan tứ diện
« Mắt nhìn bốn mặt »

耳 聽 八 方
Nhỉ thính bát phương
« Tai nghe tám hướng »

[...]

逢 剛 則 柔
Phùng cương tắc nhu
« Gặp cương (ta) phải nhu »
逢 柔 則 剛

Phùng nhu tắc cương
« Gặp nhu (ta) phải cương »
遇 空 則 入

Ngộ không tắc nhập
« (Ta) gặp khoảng không thì (ta liền) vào »
遇 門 則 過

Ngộ môn tắc quá
« (Ta) thấy cửa thì (ta) đi qua »

[...]
必 須 內 用 吞 吐 浮 沉

Tất tu nội dụng thôn thổ phù trầm
« Ở trong thì phải dùng Thôn thổ phù trầm »
外 用 剛 柔 相 濟 之 變化

Ngoại dụng cương nhu tương tể chi biến hóa
« Ở ngoài dùng biến hóa của cương nhu »
© Nguyễn Quí Jacques và Dufresne Thomas, 2010.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014




Diệp Vấn và bí kíp chân truyền của ông 
Xem tiếp >>
----------------------------------------
Ip Man hay Yip Man ? 
 Xem tiếp >>
----------------------------------------
Có một câu nói nổi tiếng trong võ thuật rằng Xem tiếp >>
----------------------------------------

Biên niên sử về Diệp Vấn

Sinh ngày tháng 10 năm 1893, qua đời tháng 12 năm 1972 ở tuổi 79. Tôn sư Diệp Vấn đã dành toàn bộ cuộc sống của mình như là nhà truyền nhân vô địch của  Vịnh Xuân Quyền. Xem tiếp >>







Mềm mại trong Vịnh Xuân Quyền
LỰC CỨNG VÀ MỀM SỬ DỤNG TRONG VỊNH XUÂN KUNG FU 
Xem thêm >>
------------------------------------------

Lấy Công hay Thủ làm Trọng?
Trong Kungfu nói chung, khi đạt một trình độ nào đó ....
Xem thêm >>
------------------------------------------

Ca quyết Vịnh Xuân Quyền
Ca quyết hay là tên gọi Kỹ thuật?
Các môn Kung fu xuất phát từ Trung Hoa hay tại Việt Nam ....
Xem thêm >>
------------------------------------------
Tập luyện và Kỹ thuật ứng dụng

Một đệ tử Vịnh Xuân Quyền từ khi nhập môn đến hết giai đoạn tập Tiểu Niệm Đầu, ở giai đoạn này phần lớn môn sinh làm quen với thủ pháp và luyện tập trong Kiềm Dương Mã...Xem thêm >>



Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Những câu hỏi khó cho Vịnh Xuân Quyền

Điều kiện nào để Tầm Kiều? 
Giao chiến làm thế nào vận dụng được Chi sao?
Nhập nội vào Trung tuyến khi nào?
Li cước chỉ là lý thuyết?
Câu trả lời như sau:
    Tầm Kiều đã được hiểu như thế nào khi đem ra ứng dụng? Khi môn sinh luyện tập với nhau, thường là có điều kiện tạm bắc cầu để Li thủ, có thể là thủ pháp hoặc cước pháp. Còn khi thực chiến? Khi tay với tay có thể hiểu là chạm cầu, tiếp cầu vậy lúc đó áp dụng các ca quyết xem đúng trường hợp nào?
    Hữu kiều - kiều thượng quá nghĩa là có cầu thì bước trên cầu/ luôn ở trên tay đối phương
    Hữu thủ - li thủ nghĩa là chạm tay thì dính tay/ chi sao hoặc một phần chi sao
    Mậu kiều - tự chế kiều nghĩa là không có thì tự làm cầu mà bắc tới/ nhập vào để chạm tới đối phương
    Vô thủ - vấn thủ nghĩa là không có tay thì phải dùng tay dò tìm/ thăm dò, gài bẫy đối phương xuất thủ
    Phản thủ - động tranh công thủ vi kiều/ Xuất phản thủ làm cầu, dùng thủ mà biến công tức thì
    Như vậy thấy rõ không có điều kiện tiêu chuẩn hay tối hảo để dễ dàng thực hiện Tầm Kiều. Tầm Kiều đến từ sự chủ động của môn sinh hoặc sự thụ động của đối phương. Bất luận đối phương dùng thủ pháp gì và khoảng cách gần hay xa cũng vậy.
                                  " Dò đá qua sông - ngạn ngữ Trung Quốc"
    Khi khởi cước bước tới/thăm dò, môn sinh vẫn phải đảm bảo các thủ pháp đủ an toàn để nhập tới đối phương. Có thể chân tay cùng chạm vào đối phương hoặc trước hay sau, khi khoảng cách là một trở ngại thì khởi cước thấp là một dạng Tầm kiều phù hợp để tiến tới.
Bài Tầm kiều trong IpMan Wingchun mô tả một phần cách xoay thân và chặn, tiếp cầu bằng Lan và Bàng thủ ở các góc mở khác nhau, khởi cước chặn hay chạm để đi tiếp.
    Hãy xem cách Muay Thái tiếp cận đối thủ: nhích dần tới với tấn pháp linh hoạt để sẵn sàng khởi cước và một bộ tay công, thủ đặc trưng và luôn tìm cách áp sát đối phương, chủ động bắc cầu, chủ động áp đặt bằng cách luôn tiến lên phía trước
   
    Khi bạn đang giao lưu hay chiến đấu với một đối thủ, ban có tự tin để áp dụng Chi sao? hay vận dụng Chi sao để chiếm lợi thế? hoặc giả là áp dụng Chi sao để thăm dò đối phương?
    Thính kiều tiên phong/ đầu tiên hãy cảm nhận và định hướng
Trước tiên cần phải khẳng định Chi sao không phải là chiến đấu mà là một dạng thức để chuẩn bị chiến đấu.
Khi đối phương dùng tốc độ cao, hoặc liên hoàn chiêu thức các thủ pháp Chi sao sẽ khó tiếp cận hoặc khó duy trì sự bám dính và khi không đủ năng lực thì Chi sao sẽ làm bạn lúng túng, giảm thực tiễn đối kháng.          Khi Tiếp cầu, bạn có đủ khả năng "nghe" hay bám dính thủ pháp đối phương tức là bạn đã tiếp cận Chi sao, hay là bắt đầu có thể dùng Chi sao cho ý tưởng nào đó. Chi Sao được thiết kế chủ yếu cho cận chiến và sau khi tầm kiều được sử dụng, Chi sao tức giúp bạn chủ động trong cuộc đọ tay với đối phương, dẫn dụ hay bức bách họ. Tuy nhiên bạn sẽ phải luôn đảm bảo khoảng cách hợp lý, tức là thân hình đã nhập nội sát trung tuyến đối phương. Vấn đề là những giây đầu tiên ngay khi "chạm", bạn phải quyết định tức khắc nâng Bàng tới hay đè Phục vào thủ pháp đối phương, điều đó hạn chế sự linh hoạt thủ pháp của họ. Lúc đó tiếp tục đẩy lực tới hay kéo lực ra, luân chuyển Bàng Than Phục là do bạn phải cảm nhận từ thân pháp mà thành, tiến vào hay lùi ra là do bạn và Chi sao không hẳn phải luôn cận chiến và đừng quên yếu lĩnh cơ bản: Than thủ chiếm trung môn, phục thủ khống ngoại môn
    Chiếm được cầu không bằng sử dụng cầu, dùng cầu không bằng kiểm soát cầu, kiểm soát cầu không bằng vui với cầu
Khi bạn bám sát đối phương để áp đặt tấn công hay đang Chi sao liệu đó bạn đã thực sự nhập nội? Bạn gặp các môn phái có lối đánh khoáng đạt, bay bướm, di chuyển nhiều, dùng cước nhiều...hay khu vực giao đấu có vị trí thoáng rộng bạn sẽ khó khăn tiếp cận đối phương và nhập nội còn khó hơn
   Tấn công liên tục là cách phòng thủ hay tiếp cận tốt nhất
   Phòng thủ quá lâu sẽ rơi vào hỗn loạn
Những môn phái hiện đại như Jeet Kun Do, Karate Do không có thủ pháp dườm dà kín kẽ mà vẫn thực chiến rất tốt, công thủ đều linh hoạt vì sao? Tuy trung tuyến không được che kín nhiều thì tốc độ sẽ bù khoảng trống. " Không chiêu số nào là không thể phá nổi chỉ có tốc độ là khó phá nhất mà thôi "

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Lấy Công hay Thủ làm Trọng?

  Trong Kungfu nói chung, khi đạt một trình độ nào đó cho dù cao hay thấp thì trong suốt quá trình tập luyện và ứng dụng người ta đều mong muốn đạt được hiệu quả trong Công, Thủ, Phản, Biến. Vậy yếu lý của vấn đề này là gì?
  Hiểu một cách đơn giản ở đây Công là sự tấn công, cách thức, áp đặt vv..đến đối thủ mà chưa xét tới công là công pháp, khí lực,...Thủ là từ ngữ chỉ sự phòng thủ. Phản là phá hay làm ngược lại ý định, hành động của đối thủ. Biến là sự chuyển đổi, linh hoạt trong từng cách thức hay thời điểm sử dụng hành động, ý nghĩ của mình. Thường thì Công-Thủ-Phản dễ luyện thành hơn. Biến là một bậc cao hơn và khó đạt hơn trong võ thuật...thậm chí đây còn là một mỹ từ để khoe tuổi nghề trong cuộc.
   Một đệ tử Vịnh Xuân Quyền ở giai đoạn đầu của Vịnh Xuân luôn tập luyện bó hẹp trong khuôn hình và động tác, thế tấn cố định hoặc ít khi xoay chuyển. Rõ ràng thủ pháp là trọng yếu để luyện tập ở đây. Tập thủ pháp trước trong thế tấn Kiềm Dương đã là sự bức bách, o ép...để môn sinh phát huy cao nhất nội lực, năng khiếu, phản xạ, sự ứng dụng của đôi tay khi bị dồn ép trong đường cùng. Một khởi đầu cho việc "tâm ứng thủ", như vậy có thể nói lấy thủ "bù" công ở giai đoạn này là thích hợp. Vậy Thủ-Công-Phản-Biến có hợp lý chăng? hay còn phải đảo thứ tự các chữ này? Câu trả lời của các bậc sự phụ thường rằng hãy cứ tập luyện đi rồi sẽ vỡ ra vấn đề, lúc đó đặt câu hỏi vẫn chưa muộn. Đó là lý do thủ pháp bắt buộc phải luyện tập trước tiên, thời gian tập có thể lâu dài khiến nhiều người cho rằng Vịnh Xuân Quyền chỉ có "đôi tay đáng nể" mà không có sự linh hoạt trong Bộ Mã và Cước pháp khi tập luyện hoặc chiến đấu.

Tập luyện và Kỹ thuật ứng dụng

   Một đệ tử Vịnh Xuân Quyền từ khi nhập môn đến hết giai đoạn tập Tiểu Niệm Đầu, ở giai đoạn này phần lớn môn sinh làm quen với thủ pháp và luyện tập trong Kiềm Dương Mã...Các khuôn hình, kỹ thuật được gọi là chuẩn mực đều bắt đầu từ giai đoạn này, nó gần như là bắt buộc với môn sinh sau khi nhập môn. Các kỹ thuật khác được học và tập luyện theo từng cấp độ. Kết quả phụ thuộc vào sự học và năng khiếu của mỗi môn sinh. Khởi đầu các môn sinh làm quen với Than thủ trước để hiểu Trung môn...ngày nay có thể tập các kỹ thuật khác trước như Phách thủ, Phản thủ, ...nhằm bổ trợ sâu cho khái niệm Trung môn, ứng dụng trong cả công và thủ. Vì sao không hẳn là Than thủ trước mà có sự linh hoạt như thế? Tất cả vì yêu cầu phòng thủ và phản công, môn sinh sau khi tập dự bị là "quay tay" hay "tháo lỏng, "làm mềm" các khớp của tay sẽ làm quen với bộ thủ pháp liên hoàn Canh-Quát, Phách-Lan, Hạ Bàng-Cổn...các bộ liên hoàn này giúp môn sinh tận dụng lực quán tính, đè..hay phá Kiều đối phương với nguyên tắc giảm thiểu nỗ lực, thính Kiều tiên phong, đoản Kiểu thích dụng...và tất nhiên Hộ thủ là một dự phòng cho cả công và thủ khi kết hợp. Các khái niệm này có vẻ trừu tượng nhưng khi thành thục ngay giai đoạn này môn sinh đã có thể bịt mắt tập thính Kiều. Khi đã vững thì việc thêm Than thủ trở nên dễ dàng khi tập và có ứng dụng phối hợp rõ ràng hiệu quả.
  Khi đã nắm chắc yếu lý các vấn đề trên thì hứng thú và sự tự tin sẽ nâng lên trong mỗi môn sinh. Các bộ liên hoàn này tác chiến ngay trong lúc tập luyện với đối tác...và đối tác sẽ "hỏi thăm" ngay các kỹ thuật của bạn có chuẩn mực hay không. Không chuẩn mực ứng dụng sẽ không linh hoạt, tùy tiện, thiếu bổ trợ và không triển khai thêm chiêu thức mới được. Do đó không ít các môn sinh lại phải quay lại ôn kỹ thuật cơ bản cho đến khi thành thục mới đem sử dụng. Đây là một giai đoạn không dễ dàng sau thời gian đầu làm quen và tập lỏng mềm các môn sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, bế tắc, nhìn nhận sự tập luyện một cách tiêu cực...và bỏ tập vì không hiểu được đó là tiếp cận thính Kiều hay đoản Kiều thích dụng, thính Kình.... Đó thực sự là điều đáng tiếc, âu cũng là cái duyên với Vịnh Xuân Quyền chỉ có vậy. Bỏ qua các nghi thức nhập môn xưa, rõ ràng thời gian đầu sau nhập môn là thước đo niềm tin, sự yêu thích và lòng kiên trì của mỗi môn sinh.
   Làm lỏng mềm các khớp tay giúp thính Kiều, thính Kình tốt hơn tuy bước này chưa hẳn đã là Lục thủ - sự kết hợp đa thủ pháp trong một, nhiều vòng quay...một cách gián tiếp để hiểu dùng "đường tròn" hóa Kình, trước khi mở ra giai đoạn Biến sau này trong "chuỗi Công-Thủ-Phản-Biến".

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Diệp Vấn và Niên biểu cuộc đời Võ thuật


Biên niên sử về Diệp Vấn


Ghi chép bởi Diệp Chuẩn

Sinh ngày tháng 10 năm 1893, qua đời tháng 12 năm 1972 ở tuổi 79. Tôn sư Diệp Vấn đã dành toàn bộ cuộc sống của mình như là nhà truyền nhân vô địch của  Vịnh Xuân Quyền. Ông chịu trách nhiệm đẩy danh tiếng Vịnh Xuân phát huy tính ưu việt của nó như ngày hôm nay. Khắp thế giới, môn sinh của Vịnh Xuân Quyền tiếp tục xuất bản các bài viết về Tôn Sư Diệp Vấn, về cuộc sống của ông và những thành tựu. Vì thế, để chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ông biên niên này đang được sản xuất cho tất cả những người quan tâm đến Vịnh Xuân Công phu.
Biên niên sử này viết về Diệp Vấn và đóng góp của ông với phong cách của Vịnh Xuân Quyền. Do đó, các chi tiết của cuộc sống của mình, đào tạo và nghề nghiệp của ông, sẽ chỉ được viết vắn tắt. Hiện có hàng ngàn môn sinh của Vịnh xuân quyền và những người không được đề cập trong bài này thông cảm với tác giả vì thiếu thông tin và kiểm chứng. Diệp Vấn sinh ngày 14 tháng 10 1893 trong triều đại nhà Thanh (Kand Shoui - 05 Tháng 9 trong lịch Trung Quốc) trong thị trấn Phật Sơn ở tỉnh Quảng Đông sau đó ở Lâm Hội quận. Vì vậy, nơi sinh Diệp Vấn thường được gọi là Lâm Hội, Quảng Đông.
Cha Ông là Diệp Bá Đa/Yip Oi Dor, mẹ ông là Ng Thủy, ông là một trong bốn anh chị em. Anh trai của ông được gọi là gei Gak (Diệp Vấn ban đầu còn được gọi là gei Man). Cô em gái tên là Wan Mei (Sik Chung)
1899 đến năm 1905 (Ching Kwong Thủy?). Diệp Vấn 6 đến 12 năm tuổi. Địa điểm: Phật Sơn. Ông học Vịnh Xuân Công phu của Trần Hoa Thuận (Money Changer Wan). Vị trí là thị trấn chính trong Phật Sơn ở đường Yun( Dai Gai?) trong hội trường gia đình họ Diệp. Khu vườn bây giờ thuộc sở hữu của chính phủ và hội trường không còn ở đó. Đồng thời học tập cùng với Diệp Vấn có các Sư huynh: Lôi Nhữ Tế, Ngô Trọng Tố, Ngô Tiểu Lỗ và những người khác.
1905 (Ching Kwon Thủy?). Diệp Vấn 12 tuổi. Địa điểm: Phật Sơn. Trần Hoa Thuận đã qua đời, nhưng trước khi ông qua đời, ông căn dặn Ngô Trọng Tố giúp Diệp Vấn để hoàn thành hệ thống Vịnh Xuân. Thi thể của Trần Hoa Thuận đã được chôn cất bởi các môn đệ của ông trong làng Thuận Đức.
1937 (Mãn Quốc năm 26) Diệp Vấn 44 tuổi. Địa điểm: Phật Sơn. Nhật xâm lược miền nam Trung Quốc.
1937 đến 1945 (Mãn Quốc năm 26 đến 34) Diệp Vấn 44 đến 52 năm tuổi. Địa điểm: Phật Sơn. Trong suốt 8 năm, Diệp Vấn đã chiến đấu với người Nhật khi Phật Sơn bị chiếm đóng và cai trị bởi một chính phủ bù nhìn. Tôn Sư thề không làm việc cho chính phủ bù nhìn, do đó ông đã trở nên rất nghèo và ông đã thường  bị đói. May mắn nhờ người bạn tốt của mình, Chu Trương Chung, cho ông thực phẩm theo thời gian. Diệp Vấn muốn đền đáp lại lòng tốt của mình và do đó chấp nhận con trai ông, Chu Quang Dụ, là học trò của mình. Từ 1941 đến 1943, ông dạy Vịnh Xuân Công phu trong nhà máy nghiền bông Vĩnh An. Tại thời điểm này cùng học tập với Chu Quang Dụ có Quốc Phù, Trần Chi, Ngô Vịnh, Luân Giai, Chu Tế và những người khác. Đây là những môn sinh thế hệ đầu tiên Diệp Vấn truyền dạy. Quách Phú và Luân Giai vẫn còn sống và giảng dạy Vịnh Xuân quyền ở Trung Quốc ngày hôm nay, tại Phật Sơn, Quảng Châu.
1945 (Mãn Quốc năm 34) Diệp Vấn năm 52 tuổi. Địa điểm: Phật Sơn. Năm Nhật đầu hàng.
1945 đến 1949 (Mãn Quốc năm 34 đến 38) Diệp Vấn 52 đến 56 năm tuổi. Đến từ: Quảng Châu, Phật Sơn. Trong khoảng thời gian này, Diệp Vấn bận rộn nhất với công việc của mình tại nơi làm việc, mặc dù yêu thích Vịnh Xuân quyền, nhưng ông đã dừng giảng dạy nó trong một thời gian. Cho đến khi, vào năm 1948, thông qua người bạn rất tốt của ông là Đường Giai, ông được giới thiệu với Bành Thụ Lâm để dạy cho anh ta Vịnh Xuân quyền. Qua thời gian bận rộn này, Diệp Vấn truyền dạy Bành Lâm theo giáo trình ở Thượng Phật Trương Nhị Hiệp Hội.
1949 (Man Kwok năm 38) Diệp Vấn 56 tuổi. Đến từ: Macao và Hồng Kông. Diệp Vấn đã đi qua Macao đến Hồng Kông, nhưng trong khi ở Macao, ông đã có hai tuần ở tại Cho Doi đường với những người bạn sở hữu một cửa hàng gia cầm.
1950 đến 1953 (Man Kwok năm 39 đến 42) Diệp Vấn 57 đến 60 năm tuổi. Địa điểm: Hong Kong Trong tháng 7 năm 1950, thông qua giới thiệu của Lý Dân, Diệp Vấn bắt đầu giảng dạy ở đường Đại Lâm, Cao Lôn, Hồng Kông. Lớp học đầu tiên đã được Hiệp hội Công nhân nhà hàng giúp đỡ. Khi ông mở lớp học này chỉ có 8 người bao gồm cả Lương Tướng và Lạc Diệu. Tất cả những nhân viên nhà hàng, nhưng sau đó có Từ Thượng Điền, Diệp Bì Chính, Triệu Vấn, Lý Ân Vinh, Luật Bành, Diệp Tiểu Hưng và những người khác. Đây là những người cóvị trí hàng đầu của Hiệp hội Công nhân nhà hàng lúc này. Diệp Vấn cũng giảng dạy cho công nhân trong chi nhánh nhà hàng Thượng Văn , , Union HQ tại Hồng Kông. Môn sinh bao gồm Lý Vịnh, Duệ Cường, Lý Lương Phẩm và những người khác.
1953 đến 1954 (Man Kwok năm 42 đến 43) Diệp Vấn 60 đến 61 năm tuổi. Địa điểm: Hồng Kông. Khi Lương Tướng thất bại trong cuộc bầu cử công đoàn, Diệp Vấn buộc phải di chuyển lớp học đến Hội Tần. Học tập tại thời điểm đó có Hoàng Thuần Lương, Vương Kiều, Vương Trắc, Ngô Trần và những người khác. Diệp Vấn cũng dạy tư nhân tại đền thờ Hoàng tử Ba trên đường Nguyệt Châu. Môn sinh là Lý Hùng và những người khác.
1954 đến 1955 (Man Kwok năm 43 đến 44) Diệp Vấn 61 đến 62 năm tuổi. Địa điểm: Hồng Kông. Lương Tướng đã được tái bầu làm chủ tịch của các công đoàn lao động nhà hàng và để Diệp Vấn di chuyển lớp học trở lại. Điều này được gọi là giai đoạn sau của Hiệp hội Công nhân nhà hàng. Tại thời điểm này, tham gia học tập có Lý Cẩm Sinh, Giản Hoa Tiệp(Victor Kan), Lư Văn Cẩm, Trương Trác Khánh(William Cheung) và những người khác.
1955 đến 1957 (Mãn Quốc năm 44 đến 46) Diệp Vấn 62 đến 64 năm tuổi. Địa điểm: Hồng Kông. Diệp Vấn di chuyển các trường ở phố Lý Đạt , Dao Mã Điếm ở Cao Lôn. Các môn sinh ở đây là Lý Tiểu Long, Trần Thành, Hầu Kiên Chương, Vi Ngọc Thụ, Bàn lai Bình, Bành Cẩm Phát và những người khác.
1957 đến 1962 (Mãn Quốc năm 46 đến 51) Diệp Vấn 64 đến 69 năm tuổi. Địa điểm: Hồng Kông. Trong suốt 5 năm Yip Man di chuyển qua các trường Lý Trương Oải Xuân. môn sinh là  Mạc Bì, Dương Hắc, Mai Dật, Hồ Cẩm Minh và những người khác. Trong khoảng thời gian này Diệp Vấn giảng dạy chủ yếu là dạy tư. Tại cửa hàng đồ gốm Thuận Kỳ, môn sinh là Vương Phách Nhị, Vương Vĩ, Dương Chung Hán, Châu Lục Nhị, Hoàng Quốc Dân và những người khác. Tại Sầm Hạ Từ, Bàng Lực Hồng, môn sinh là những Đường Tào Trí, Chi Lý Phát, Triệu Sán Trác, Đàm Lai và những người khác. Tại đường Phật Đài, mon sinh là Trương  Cẩm Xuyên, Xung Vĩnh Khang.
1962 đến 1963 (Mãn Quốc năm 51 so với 52) Diệp Vấn 69 đến 70 năm tuổi. Địa điểm: Hồng Kông. Diệp Vấn di chuyển trường đến 61 đường Phật Đài, một đơn vị trong việc xây dựng Heng Yip?. Môn sinh được dạy là Trương Nhữ Vinh, Hồ Luân, Chung Thanh An, Trần Vân Lâm, Trương Thái Nghiêm và Quốc Dân. Dạy tư tại cửa hàng may mặc Nhị Vĩ tại Tsim Sha Tsui. môn sinh là Peter Trương và một nhóm người của Phó Lực Hồng.
1963 đến 1965 (Man Kwok năm 52 đến 54) Diệp Vấn 70 đến 72 năm tuổi. Địa điểm: Hồng Kông. Trường được chuyển đến tầng trên cùng của nhà hàng Tương Thái ở phố Phúc Xuân, Tai Kok Tsui?. Đây vốn là các kho. Chủ sở hữu là Hồ Luân đã cho phép sử dụng phòng để dạy. Hầu hết những người từ các trường tại  Yip Heng xây dựng cũng di chuyển đến đây. Cũng như Hồ Luânn còn có Dương Chung Hán, Nhất Dụng Tùng, Bành Cẩm Phát, Chính An, Lý Văn Vĩnh và Yau Hak. Trong giai đoạn này Diệp Vấn cũng dạy môn sinh chủ yếu là từ phía cảnh sát, tư nhân tại San Po Kong, đường Hin Hing. Họ gồm Đặng Tăng, Lâm Vĩnh Phát, Khổng Nguyên Chi, Lý Diêu Phi, Vương Các và những người khác.
1965 đến 1972 (Man Kwok năm 54 đến 61) Diệp Vấn 72 đến 79 năm tuổi. Địa điểm: Hồng Kông. Các trường học tại nhà hàng Sang và Diệp Vấn chuyển đến sống trên đường Tung Choi vì ông đã già. Mặc dù ông đã nghỉ hưu song ông vẫn dạy học tư nhân. Đi đến nhà của Diệp Vấn trong suốt thời gian này, là Vương Chung Hoa (Yat Oak Goi Tse), Hoàng Hội, Hồng Nhã Tam và những người khác. Ông cũng đã đi ra ngoài giảng dạy để bốn địa điểm:
1. Ving Tsun Athletic Hiệp hội, trong đó, vào năm 1967, là tổ chức võ thuật đầu tiên được đăng ký chính thức với chính phủ. Hiệp hội Ving Tsun Athletic sau đó đã quyết định mở các lớp học Công phu tại địa chỉ của hiệp hội. Hiệp hội bầu Diệp Vấn phụ trách giảng dạy. Giúp ông còn có Chính An, Phụng Khôn , Chung Vương Khôn và những người khác. Thời gian khoảng ba tháng. 
2. Trên Waterloo Road, học tập ở đây là Trần Vĩ Hồng, anh em Tiểu Long, cũng Vương Chí An, Trần Cẩm Minh, Chung Diệu, Lưu Hội Lâm, Cương Văn Nghiêm và những người khác. 
3. Chi Yau Road. Khi Trần Vĩ Hông đã có các hoạt động kinh doanh khác và không thể tiếp tục ở Waterloo Road, Diệp Vấn di chuyển đến tầng thượng của tòa nhà Lưu Hồ Lâm. Tham gia học tập ở đây Vương Chí Minh và ông cũng chính thức chấp nhận một nữ môn sinh là Ngô Nguyệt
4. Siu Fai Toi. Tại nhà của luật sư Diệp Tịnh Trác và một số môn sinh là khác mời của luật sư. Đây là nơi cuối cùng Diệp Vấn dạy Vịnh Xuân Công phu.
Diệp Vấn qua đời tại nhà riêng trên đường Tung Choi vào ngày 01 Tháng Mười Hai 1972 (Man Kwok năm 61). Ngày 26 tháng 10 âm lịch của Trung Quốc. Ông rất thích 79 năm của cuộc đời.