Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014




Diệp Vấn và bí kíp chân truyền của ông 
Xem tiếp >>
----------------------------------------
Ip Man hay Yip Man ? 
 Xem tiếp >>
----------------------------------------
Có một câu nói nổi tiếng trong võ thuật rằng Xem tiếp >>
----------------------------------------

Biên niên sử về Diệp Vấn

Sinh ngày tháng 10 năm 1893, qua đời tháng 12 năm 1972 ở tuổi 79. Tôn sư Diệp Vấn đã dành toàn bộ cuộc sống của mình như là nhà truyền nhân vô địch của  Vịnh Xuân Quyền. Xem tiếp >>







Mềm mại trong Vịnh Xuân Quyền
LỰC CỨNG VÀ MỀM SỬ DỤNG TRONG VỊNH XUÂN KUNG FU 
Xem thêm >>
------------------------------------------

Lấy Công hay Thủ làm Trọng?
Trong Kungfu nói chung, khi đạt một trình độ nào đó ....
Xem thêm >>
------------------------------------------

Ca quyết Vịnh Xuân Quyền
Ca quyết hay là tên gọi Kỹ thuật?
Các môn Kung fu xuất phát từ Trung Hoa hay tại Việt Nam ....
Xem thêm >>
------------------------------------------
Tập luyện và Kỹ thuật ứng dụng

Một đệ tử Vịnh Xuân Quyền từ khi nhập môn đến hết giai đoạn tập Tiểu Niệm Đầu, ở giai đoạn này phần lớn môn sinh làm quen với thủ pháp và luyện tập trong Kiềm Dương Mã...Xem thêm >>



Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Những câu hỏi khó cho Vịnh Xuân Quyền

Điều kiện nào để Tầm Kiều? 
Giao chiến làm thế nào vận dụng được Chi sao?
Nhập nội vào Trung tuyến khi nào?
Li cước chỉ là lý thuyết?
Câu trả lời như sau:
    Tầm Kiều đã được hiểu như thế nào khi đem ra ứng dụng? Khi môn sinh luyện tập với nhau, thường là có điều kiện tạm bắc cầu để Li thủ, có thể là thủ pháp hoặc cước pháp. Còn khi thực chiến? Khi tay với tay có thể hiểu là chạm cầu, tiếp cầu vậy lúc đó áp dụng các ca quyết xem đúng trường hợp nào?
    Hữu kiều - kiều thượng quá nghĩa là có cầu thì bước trên cầu/ luôn ở trên tay đối phương
    Hữu thủ - li thủ nghĩa là chạm tay thì dính tay/ chi sao hoặc một phần chi sao
    Mậu kiều - tự chế kiều nghĩa là không có thì tự làm cầu mà bắc tới/ nhập vào để chạm tới đối phương
    Vô thủ - vấn thủ nghĩa là không có tay thì phải dùng tay dò tìm/ thăm dò, gài bẫy đối phương xuất thủ
    Phản thủ - động tranh công thủ vi kiều/ Xuất phản thủ làm cầu, dùng thủ mà biến công tức thì
    Như vậy thấy rõ không có điều kiện tiêu chuẩn hay tối hảo để dễ dàng thực hiện Tầm Kiều. Tầm Kiều đến từ sự chủ động của môn sinh hoặc sự thụ động của đối phương. Bất luận đối phương dùng thủ pháp gì và khoảng cách gần hay xa cũng vậy.
                                  " Dò đá qua sông - ngạn ngữ Trung Quốc"
    Khi khởi cước bước tới/thăm dò, môn sinh vẫn phải đảm bảo các thủ pháp đủ an toàn để nhập tới đối phương. Có thể chân tay cùng chạm vào đối phương hoặc trước hay sau, khi khoảng cách là một trở ngại thì khởi cước thấp là một dạng Tầm kiều phù hợp để tiến tới.
Bài Tầm kiều trong IpMan Wingchun mô tả một phần cách xoay thân và chặn, tiếp cầu bằng Lan và Bàng thủ ở các góc mở khác nhau, khởi cước chặn hay chạm để đi tiếp.
    Hãy xem cách Muay Thái tiếp cận đối thủ: nhích dần tới với tấn pháp linh hoạt để sẵn sàng khởi cước và một bộ tay công, thủ đặc trưng và luôn tìm cách áp sát đối phương, chủ động bắc cầu, chủ động áp đặt bằng cách luôn tiến lên phía trước
   
    Khi bạn đang giao lưu hay chiến đấu với một đối thủ, ban có tự tin để áp dụng Chi sao? hay vận dụng Chi sao để chiếm lợi thế? hoặc giả là áp dụng Chi sao để thăm dò đối phương?
    Thính kiều tiên phong/ đầu tiên hãy cảm nhận và định hướng
Trước tiên cần phải khẳng định Chi sao không phải là chiến đấu mà là một dạng thức để chuẩn bị chiến đấu.
Khi đối phương dùng tốc độ cao, hoặc liên hoàn chiêu thức các thủ pháp Chi sao sẽ khó tiếp cận hoặc khó duy trì sự bám dính và khi không đủ năng lực thì Chi sao sẽ làm bạn lúng túng, giảm thực tiễn đối kháng.          Khi Tiếp cầu, bạn có đủ khả năng "nghe" hay bám dính thủ pháp đối phương tức là bạn đã tiếp cận Chi sao, hay là bắt đầu có thể dùng Chi sao cho ý tưởng nào đó. Chi Sao được thiết kế chủ yếu cho cận chiến và sau khi tầm kiều được sử dụng, Chi sao tức giúp bạn chủ động trong cuộc đọ tay với đối phương, dẫn dụ hay bức bách họ. Tuy nhiên bạn sẽ phải luôn đảm bảo khoảng cách hợp lý, tức là thân hình đã nhập nội sát trung tuyến đối phương. Vấn đề là những giây đầu tiên ngay khi "chạm", bạn phải quyết định tức khắc nâng Bàng tới hay đè Phục vào thủ pháp đối phương, điều đó hạn chế sự linh hoạt thủ pháp của họ. Lúc đó tiếp tục đẩy lực tới hay kéo lực ra, luân chuyển Bàng Than Phục là do bạn phải cảm nhận từ thân pháp mà thành, tiến vào hay lùi ra là do bạn và Chi sao không hẳn phải luôn cận chiến và đừng quên yếu lĩnh cơ bản: Than thủ chiếm trung môn, phục thủ khống ngoại môn
    Chiếm được cầu không bằng sử dụng cầu, dùng cầu không bằng kiểm soát cầu, kiểm soát cầu không bằng vui với cầu
Khi bạn bám sát đối phương để áp đặt tấn công hay đang Chi sao liệu đó bạn đã thực sự nhập nội? Bạn gặp các môn phái có lối đánh khoáng đạt, bay bướm, di chuyển nhiều, dùng cước nhiều...hay khu vực giao đấu có vị trí thoáng rộng bạn sẽ khó khăn tiếp cận đối phương và nhập nội còn khó hơn
   Tấn công liên tục là cách phòng thủ hay tiếp cận tốt nhất
   Phòng thủ quá lâu sẽ rơi vào hỗn loạn
Những môn phái hiện đại như Jeet Kun Do, Karate Do không có thủ pháp dườm dà kín kẽ mà vẫn thực chiến rất tốt, công thủ đều linh hoạt vì sao? Tuy trung tuyến không được che kín nhiều thì tốc độ sẽ bù khoảng trống. " Không chiêu số nào là không thể phá nổi chỉ có tốc độ là khó phá nhất mà thôi "